Dậy thì: Những thay đổi về thể chất và tâm sinh lý cần quan tâm
Ở giai đoạn dậy thì cơ thể có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm sinh lý để biến một đứa trẻ trở thành người lớn. Trên thực tế, đây cũng là thời điểm giữa con cái và bố mẹ thường xuyên “bất đồng quan điểm”. Bằng cách nắm được những thay đổi trong độ tuổi này, bố mẹ sẽ hiểu hơn về con, đồng thời có cách chăm sóc thích hợp giúp con phát triển toàn diện.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bố mẹ tất cả những thông tin về độ tuổi dậy thì ở nam và nữ, những thay đổi trong độ tuổi dậy thì. Đồng thời, đưa ra một số mẹo và lưu ý cần quan tâm khi chăm sóc con ở độ tuổi dậy thì. Bố mẹ nhất định phải đọc bài viết sau đây của Doctor Taller !
Độ tuổi dậy thì ở nam và nữ
Độ tuổi bước vào giai đoạn dậy thì có sự khác nhau giữa nam và nữ. Đối với các bé gái, dậy thì thường xuất hiện từ 8 - 13 tuổi, trung bình là 11 tuổi. Độ tuổi dậy thì của các bé trai muộn hơn, từ 9 - 14 tuổi, trung bình là ở độ tuổi 12
Độ tuổi dậy thì trung bình của nam là 12 tuổi và nữ là 11 tuổi
Sự xuất hiện của tuổi dậy thì cũng khác nhau giữa các cá thể trong cùng một giới tính và độ tuổi. Chẳng hạn, con gái của bạn dậy thì khi 10 tuổi nhưng con gái của bạn thân bạn dậy thì vào năm 9 tuổi. Miễn là con vẫn phát triển bình thường thì bạn không cần phải quá lo lắng vì chuyện này.
Tuy nhiên, không thể tránh khỏi trường hợp con dậy thì sớm hoặc muộn hơn so với độ tuổi trung bình.
-
Dậy thì sớm: Trước 8 tuổi đối với nữ và 9 tuổi đối với nam.
-
Dậy thì muộn: Sau 13 - 15 tuổi đối với nữ và 14 tuổi đối với nam.
Dậy thì sớm hay dậy thì muộn đều không gây ảnh hưởng nhiều về mặt tâm sinh lý. Tuy nhiên, điều này khiến tầm vóc của con chậm phát triển so với bạn bè đồng trang lứa và khả năng phát triển hoàn thiện về chiều cao theo độ tuổi cũng giảm đi đáng kể.
Những thay đổi ở độ tuổi dậy thì
Những thay đổi ở độ tuổi dậy thì của nam và nữ được kiểm soát bởi 3 loại hormone chính là hormone tăng trưởng, hormone giới tính và hormone tuyến giáp.
Thay đổi khi dậy thì ở nam
Bước vào độ tuổi dậy thì, các bé trai sẽ có những thay đổi mạnh mẽ về mặt thể chất.
-
Phát triển chiều cao nhanh chóng (trung bình chiều cao tăng thêm 8 - 10cm/năm).
-
Tuyến lông phát triển mạnh mẽ, xuất hiện lông trên các vùng cơ thể.
-
Giọng nói trở nên trầm hơn.
-
Tăng tiết dầu trên da, đổ mồ hôi , nổi mụn và có mùi cơ thể.
-
Ngực sưng nhẹ (dấu hiệu tạm thời).
-
Có thể xuất hiện các “giấc mơ ướt” hay còn gọi là mộng tinh.
-
Bộ phận sinh dục phát triển hoàn chỉnh.
Mô phỏng những thay đổi trong cơ thể của nam và nữ khi dậy thì
Thay đổi khi dậy thì ở nữ
Bước vào độ tuổi dậy thì, các bé gái cũng có những thay đổi mạnh mẽ về mặt thể chất nhằm hoàn chỉnh cơ thể.
-
Chiều cao tăng lên nhanh chóng (khoảng 8 - 10 cm/năm).
-
Ngực bắt đầu phát triển và có triệu chứng đau nhức (nhưng điều này là bình thường và sẽ cải thiện theo thời gian).
-
Tuyến lông phát triển, xuất hiện lông thô ở bộ phận sinh dục, cánh tay và chân.
-
Tiết dịch âm đạo với một lượng nhỏ hoặc vừa phải.
-
Bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt.
-
Da tiết nhiều dầu, nổi mụn, có mùi cơ thể.
-
Xương hông, vai bắt đầu có sự thay đổi để tạo nên sự thon gọn của cơ thể.
-
Bộ phận sinh dục phát triển hoàn chỉnh.
Sự thay đổi về mặt tâm sinh lý của nam và nữ cũng diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn này. Hầu hết thanh thiếu niên đều phát triển ý thức mạnh mẽ hơn về bản sắc cá nhân, lòng tự trọng và hình ảnh của bản thân.
Đây cũng là thời điểm con cái trở nên xa cách với bố mẹ về suy nghĩ và tình cảm. Chúng sẽ cố gắng thể hiện bản thân bằng cách phá vỡ các quy tắc được đặt ra trước đó. Sự công nhận của bạn bè trong thời gian này là điều rất quan trọng.
Đặc biệt hơn, ở tuổi dậy thì, khi đã trưởng thành về giới tính, nhận thức về tình dục cũng ngày càng cao. Đây là thời điểm con biết ái ngại và bắt đầu hình thành tình cảm với những người bạn khác giới.
Ngoài việc nắm được những thay đổi về thể chất lẫn tâm sinh lý của con trong giai đoạn này, bố mẹ cũng cần có một kế hoạch chăm con thật đúng cách.
Dậy thì cũng là khoảng thời gian con thay đổi suy nghĩ, hình thành nên bản sắc riêng của bản thân
Những lưu ý cần quan tâm khi dậy thì
Dinh dưỡng
Khi bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể con sẽ liên tục đốt cháy calo để đảm bảo nguồn năng lượng cho mọi hoạt động phát triển của cơ thể, do đó nhu cầu về dinh dưỡng cũng tăng cao. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy sự tăng trưởng liên tục.
Có một thực tế hiện nay về dinh dưỡng đó là thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển thường đưa ra những lựa chọn thực phẩm “không thông minh”. Nghĩa là, các loại thức ăn nhanh, thức ăn chiên dầu, nước ngọt, trà sữa,... sẽ là những lựa chọn hàng đầu trong khẩu phần ăn.
Theo các nghiên cứu, việc lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm này là nguyên nhân làm thiếu hụt dinh dưỡng, tăng nguy cơ béo phì - yếu tố tiềm ẩn gây dậy thì sớm ở cả bé gái lẫn bé trai, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao nói riêng và tốc độ tăng trưởng cơ thể nói chung.
Tập trung vào chế độ dinh dưỡng là cách thúc đẩy chiều cao đạt tốc độ phát triển tối đa
Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể cần hàm lượng lớn dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của cơ thể. Chính vì vậy, bố mẹ cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống bổ sung đủ chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất để con đạt tốc độ phát triển tối đa
Vận động
Dành ra 60 phút mỗi ngày để vận động không chỉ giúp con phát triển thể chất mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần. Theo một nghiên cứu, những người dành thời gian rảnh rỗi ngồi một chỗ xem TV, chơi điện tử có thể bị suy giảm sự phát triển xương. Khi hoạt động thể chất được tăng cường, xương sẽ dày đặc và chắc khỏe hơn. Đồng thời, não cũng sẽ tiết ra các hormone chống trầm cảm, giúp tinh thần của con trở nên thoải mái hơn.
Tuy nhiên, không phải mọi thanh thiếu niên đều thích tập thể thao, đừng tạo tâm lý áp lực cho con về việc tập thể dục. Điều quan trọng là hãy khơi gợi tinh thần vận động cho con một cách tự nhiên nhất. Hãy giải thích một cách đơn giản cho con về lợi ích của việc tập thể dục và bắt đầu bằng một lời mời “Tại sao hôm nay chúng ta không cùng ra ngoài tập thể dục nhỉ?”.
Nghỉ ngơi
Giấc ngủ là khoảng thời gian hoạt động mạnh mẽ của các tuyến nội tiết trong cơ thể, đặc biệt là tuyến yên và hormone tăng trưởng. Đặc biệt hơn, các hoạt động phát triển hoàn thiện cơ thể đều diễn ra trong lúc ngủ. Do đó, để đạt được tốc độ phát triển tối đa trong giai đoạn này, thanh thiếu niên cần có giấc ngủ chất lượng.
Hãy khuyến khích con đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, tốt nhất là 22 giờ mỗi ngày và ít nhất 8 tiếng mỗi đêm. Để dễ ngủ hơn, bố mẹ có thể tạo cho con thói quen vận động nhẹ cơ thể, nhắc nhở con không sử dụng thiết bị điện tử trong ít nhất một giờ trước khi ngủ, tránh thực phẩm nhiều đường và đồ uống có chứa caffeine.
Một không gian thoải mái và yên tĩnh cũng là điều thật sự cần thiết để con có giấc ngủ liên tục, không bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến hoạt động phát triển của cơ thể.
Giấc ngủ giúp con hồi phục năng lượng cũng như hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao tối đa
Giáo dục giới tính
Sự thay đổi về thể chất lẫn tâm sinh lý trong giai đoạn này khiến con trở nên khá nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Giáo dục giới tính trong giai đoạn này là việc làm quan trọng, không chỉ giúp con hiểu biết, trân trọng và bảo vệ bản thân mà còn hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện cơ thể trẻ.
Có 3 điều bố mẹ cần đặc biệt nhấn mạnh cho con hiểu khi giáo dục giới tính, bao gồm: Quan hệ tình dục; Cách tránh thai; Cách hành xử. Bằng cách này, bố mẹ sẽ hướng con đi đúng hướng và biết cách “chọn lọc”, xử lý tình huống.
Dậy thì là giai đoạn con trưởng thành hơn về ngoại hình lẫn suy nghĩ. Để giúp con phát triển đúng hướng, ngoài việc hiểu biết về tâm sinh lý, bố mẹ cũng cần dành nhiều thời gian để lắng nghe, chia sẻ và cho con lời khuyên. Đồng thời, đừng quên chú ý đến dinh dưỡng, vận động và chế độ nghỉ ngơi để giúp con phát triển tầm vóc tối đa.
DOCTOR TALLER - ĐỒNG HÀNH CÙNG CON TUỔI DẬY THÌ Dậy thì không chỉ là thời điểm con có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, mà còn là lúc cơ thể phát triển vượt trội về chiều cao. Để con có thể đạt được tốc độ tăng trưởng tối đa trong giai đoạn này, các yếu tố dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi cần được đảm bảo. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) hỗ trợ phát triển chiều cao Doctor Taller cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho xương, giúp trẻ em và thanh thiếu niên từ 2 - 20 tuổi phát triển chiều cao tối đa:
Doctor Taller được điều chế thành 2 dạng: Viên nhai (dành cho trẻ từ 2 - 9 tuổi) và viên uống (dành cho trẻ từ 8 tuổi trở lên). Doctor Taller được nghiên cứu bởi các chuyên gia y tế hàng đầu nước Mỹ, sản xuất trên công nghệ dây chuyền hiện đại đạt chuẩn quốc tế cGMP và HACCP; đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận chất lượng và an toàn cho người sử dụng. |