Các giai đoạn phát triển chiều cao vượt bậc của trẻ

Đăng bởi: Nguyễn Hoàng
-
02/03/2021

Ở mỗi giai đoạn phát triển, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ tăng lên cao hơn, được thể hiện bằng những thay đổi liên tục về chiều cao, cân nặng, thể lực và trí tuệ. Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ có thể được chia thành 4 giai đoạn, bao gồm: Sơ sinh, thời thơ ấu, tiền dậy thì và tuổi dậy thì. 

Bài viết sau đây của Doctor-taller sẽ cung cấp những thay đổi về tầm vóc của trẻ trong từng giai đoạn, giúp bố mẹ đưa ra kế hoạch chăm sóc phù hợp để nắm bắt và tận dụng tối đa các “cột mốc vàng” trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Sơ sinh

Ngay sau khi sinh, trẻ thường mất khoảng 5% đến 10% trọng lực cơ thể so với khi vừa sinh ra. Khoảng 2 tuần sau, cân nặng sẽ bắt đầu tăng lên và đạt mốc khi mới sinh. Khi được 4 - 6 tháng tuổi, cân nặng của trẻ sẽ gấp đôi so với ban đầu. Đến khi trẻ 1 tuổi, cân nặng sẽ tăng thêm khoảng 2.2kg và duy trì mỗi năm đến khi trẻ 5 tuổi.

Song song với cân nặng, chiều cao của trẻ trong thời gian này cũng phát triển nhanh chóng. Cơ thể của một đứa trẻ khi vừa sinh ra dài khoảng 50cm. Sau năm đầu tiên, chiều cao của trẻ có thể tăng thêm 25cm. Đến khi 2 tuổi, trẻ có thể cao thêm 11 - 13 cm.

Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ cũng bắt đầu phát triển các kỹ năng thể chất, phản xạ cơ thể. Dưới đây là những thay đổi quan trọng của cơ thể khi trẻ 4 tháng tuổi, 9 tháng tuổi, 12 tháng tuổi và 18 tuổi.

chieu-cao-trung-binh-cua-tre-2-tuoi

Chiều cao trung bình khi trẻ 2 tuổi là 88cm (bé trai) và 86cm (bé gái)

  • Trẻ 4 tháng tuổi

- Tăng cân chậm, khoảng 20 gam mỗi ngày. Cân nặng gấp 2 lần trọng lượng sơ sinh.

- Ngủ từ 9 - 10 tiếng vào ban đêm và 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày (từ 14 - 16 giờ mỗi ngày).

- Chưa thể thực hiện các hoạt động vận động cơ thể do các chi còn yếu.

  • Trẻ 9 tháng tuổi

- Tăng cân với tốc độ chậm (khoảng 15 gam mỗi ngày và 450 gam mỗi tháng).

- Chiều cao tăng khoảng 1.5cm mỗi tháng.

- Phát triển nhận thức chiều sâu.

  • Trẻ 12 tháng tuổi

- Trọng lượng cơ thể gấp 3 lần so với lúc mới sinh ra.

- Chiều cao tăng thêm 50% so với chiều cao khi mới sinh.

- Ngủ 8 - 10 tiếng mỗi đêm và 1 - 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

  • Trẻ 18 tháng tuổi

- Cơ thể phát triển với tốc độ chậm hơn, ít thèm ăn hơn so với thời gian trước.

- Xuất hiện điểm mềm trên đầu (đỉnh đầu), tuy nhiên sẽ biến mất sau một thời gian.

- Có thể thực hiện các hoạt động vận động cơ thể ở dạng thấp như đi bộ, leo lên ghế.

Thời thơ ấu

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ bắt đầu chậm dần từ tuổi thứ 3 và duy trì ổn định đến khi trẻ 5 tuổi. Cân nặng của trẻ từ tăng 2.3kg sẽ giảm còn 2kg và chiều cao tăng từ 7.5 cm sẽ giảm xuống còn 5cm mỗi năm.

Ở một số trẻ, tăng chiều cao diễn ra nhanh hơn so với tăng cân và tăng cơ. Khi này, vẻ ngoài của trẻ có thể trở nên mỏng manh hơn nhưng không có nghĩa là không khỏe mạnh; thân hình trẻ sẽ được cải thiện khi cơ của chúng phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

giai-doan-tho-au-anh-huong-den-chieu-cao-cua-tre

Trong giai đoạn này, cơ thể của trẻ có sự chuyển đổi giữa mỡ và cơ. 
Tay, chân và phần thân trên bắt đầu thu nhỏ và thon gọn hơn

Thời lượng giấc ngủ của trẻ trong giai đoạn này cũng tăng lên, khoảng 11 - 13 giờ vào ban đêm và không có bất kỳ giấc ngủ ngắn nào vào ban ngày.

Sự phát triển của trẻ trong cùng một độ tuổi là không giống nhau. Nhiều trẻ sẽ có sự thay đổi đáng kể về kích thước và cân nặng, vượt trội hơn sơ với những đứa trẻ khác đồng trang lứa. Tuy nhiên, miễn là trẻ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình thường, bố mẹ không cần phải lo lắng.

Trong giai đoạn này, bố mẹ có một “nhiệm vụ” quan trọng là theo dõi sự phát triển của trẻ bằng cách đo và ghi lại các số đo vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ. 

  • Nếu cân nặng của trẻ tăng nhanh hơn chiều cao, trẻ có nguy cơ bị thừa cân. 

  • Nếu chiều cao của trẻ không tăng trong 6 tháng, trẻ có thể đang gặp vấn đề về tăng trưởng.

Bằng cách này, bố mẹ sẽ dễ dàng nắm bắt được tình hình phát triển tầm vóc cũng như có thể giúp trẻ giải quyết kịp thời các vấn đề về tăng trưởng, tránh đánh mất cơ hội đạt chiều cao chuẩn của trẻ trong tương lai.

Tốc độ tăng trưởng và phát triển chiều cao

Theo dõi sự phát triển của trẻ để nắm bắt tình hình sức khỏe, giúp trẻ đạt tốc độ tăng trưởng tối đa

Tiền dậy thì

Trẻ em có xu hướng cao hơn với tốc độ tăng trưởng ổn định. Chiều cao tăng khoảng 6 - 7 cm, cân nặng tăng từ 2 - 3 kg mỗi năm cho đến khi bắt đầu dậy thì.

Đây cũng là thời điểm trẻ bắt đầu có cảm xúc về ngoại hình và sự phát triển của chúng. Một số bé gái bắt đầu cảm thấy lo lắng về sự “khổng lồ” của mình, đặc biệt là những bé phát triển sớm. Trong khi đó, các bé trai thường nhạy cảm về việc quá lùn.

Ở giai đoạn này, bố mẹ nên giúp trẻ hiểu về tầm quan trọng của ngoại hình cũng như sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Mặc dù bố mẹ không thể thay đổi các gen quyết định chiều cao của trẻ hoặc thời điểm trẻ dậy thì, nhưng bố mẹ vẫn có thể giúp trẻ đạt được chiều cao tiềm năng bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen hoạt động thể chất.

Tuổi dậy thì

Giai đoạn phát triển nhanh về kích thước cơ thể diễn ra khi trẻ bước vào tuổi dậy thì được gọi là giai đoạn tăng trưởng bùng phát ở tuổi vị thành niên (viết tắt là AGS). Cả chiều cao và cân nặng đều tăng với tốc độ gấp đôi so với các giai đoạn trước.

Sự phát triển vượt bậc của trẻ trong giai đoạn này được kiểm soát bởi các hormone, bao gồm hormone tăng trưởng, hormone sinh dục và hormone tuyến giáp.

Ở bé trai, AGS về chiều cao bắt đầu vào khoảng 11 tuổi và đạt đỉnh khi 13.5 tuổi. Theo đó, tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình là 8 - 10cm mỗi năm và đạt đỉnh là 10.5 cm. Sự phát triển chiều cao ở bé trai sẽ kết thúc vào khoảng 18 tuổi (hoặc muộn hơn một chút) khi lớp sụn ở các đầu xương dài cốt hóa. 

Ở bé gái, AGS về chiều cao thường bắt đầu vào khoảng 9 tuổi và đạt đỉnh khi 11.5 tuổi. Theo đó, tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình là 7 - 9 cm mỗi năm và đạt đỉnh là 9.5cm. Quá trình phát triển chiều cao của bé gái sẽ kết thúc ở tuổi 16 khi các sụn xương cốt hóa hoàn toàn.

Tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời kỳ AGS xảy ra vào các thời điểm khác nhau đối với các bộ phận khác nhau trên cơ thể, nhưng vẫn có một trình tự phát triển nhất định ở cả hai giới, theo thứ tự là: đầu - tay - chân - thân - vai.

Tuổi dậy thì cũng là giai đoạn cơ thể có đầy đủ tiềm năng để khắc phục các hạn chế về chiều cao và cân nặng trong khoảng thời gian trước đó. Chính vì vậy, bố mẹ cần nắm bắt giai đoạn này và xây dựng kế hoạch phù hợp để giúp trẻ đạt được tốc độ phát triển tối đa trong giai đoạn này.

Giai đoạn dậy thì rất quan trọng với chiều cao

Khoảng 25% sự tăng trưởng chiều cao của con người diễn ra trong giai đoạn dậy thì

Mỗi đứa trẻ từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành đều trải qua 4 giai đoạn phát triển chiều cao vượt bậc là sơ sinh, thời thơ ấu, tiền dậy thì và tuổi dậy thì. Tốc độ tăng trưởng chiều cao trong 4 giai đoạn có sự khác nhau. Trong đó, dậy thì là thời điểm tốc độ phát triển chiều cao diễn ra mạnh mẽ nhất, bé trai có thể tăng trung bình 8 - 10cm và bé gái là 7 - 9cm mỗi năm.

Để giúp trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng chiều cao tối đa, ngoài việc hình thành thói quen vận động và nghỉ ngơi điều độ, bố mẹ cũng cần tập trung vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Chú ý sử dụng các sản phẩm tươi, sạch và chế biến đúng cách để bảo toàn dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cho trẻ sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao cũng là điều cần thiết.

DOCTOR TALLER - GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN CAO KHỎE MỖI NGÀY

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tương ứng với những thay đổi trong từng giai đoạn tăng trưởng của cơ thể. Trong đó, giai đoạn sơ sinh và tuổi dậy thì là khoảng thời gian trẻ cần được cung cấp dinh dưỡng triệt để để đạt được tốc độ tăng trưởng tối đa.

Doctor Taller là sản phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao của Mỹ cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 2 - 20 tuổi, đặc biệt là độ tuổi dậy thì.

Doctor Taller cung cấp các dưỡng chất tăng cường sức khỏe nền và hỗ trợ xương phát triển tối đa:

  • Vitamin (D3, K2, B1, B6), khoáng chất (Canxi và Kẽm), thảo dược tự nhiên (Phục Linh, Đỗ Trọng, Xuyên Khung, Ích Mẫu, Ngọc Trúc) đảm bảo sự trọn vẹn yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ.

  • 3 loại axit amin thiết yếu (L-Arginine, L-Ornithine và L-Lysine) kích thích hoạt động sản sinh hormone tăng trưởng của tuyến yên diễn ra mạnh mẽ.

Chung-nhan-san-pham-tang-chieu-cao-doctor-taller

Doctor Taller được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Mỹ, trong nhà máy sản xuất đạt chuẩn cGMP và HACCP. Đồng thời, sản phẩm này đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận chất lượng và độ an toàn, cho phép lưu hành trên toàn nước Mỹ và thế giới.

Doctor Taller được điều chế thành 2 dạng: Doctor Taller Kids (viên nhai vị nho) cho trẻ từ 2 - 8 tuổi và Doctor Taller (viên nang) cho trẻ từ 8 tuổi trở lên.

  • Doctor Taller Kids: 1 lần/ngày - Mỗi lần 1 viên (dưới 4 tuổi) và 2 lần/ngày - Mỗi lần 1 viên (từ 4 tuổi trở lên.

  • Doctor Taller: 2 lần/ngày - Mỗi lần 1 viên (trong hoặc sau khi ăn).

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Doctor Taller là nhãn hiệu của NuBest Labs và được đăng ký sở hữu trí tuệ tại Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ, số đăng ký 6186383.
Chúng tôi nhận mua hộ Doctor Taller với giá tốt. Liên hệ ngay để được tư vấn về sản phẩm, nhận thông tin chi phí mua hộ, chi phí vận chuyển và thời gian nhận hàng.
DMCA.com Protection Status
Logo Doctor Taller