Nên hay không việc phẫu thuật tăng chiều cao?
Phẫu thuật tăng chiều cao là một trong những phương pháp cải thiện chiều cao dành cho người trưởng thành không còn khả năng phát triển tự nhiên. Sự can thiệp của y học hiện đại giúp những ai đang có chiều cao khiêm tốn có thể đạt được vóc dáng mong muốn. Vậy phẫu thuật tăng chiều cao có phải giải pháp tối ưu.
Hình minh họa "phẫu thuật tăng chiều cao"
Chiều cao lý tưởng là mơ ước của rất nhiều người, vì một số lý do mà bạn bỏ quên việc chăm sóc sức khỏe đúng cách ở tuổi dậy thì nên phải chịu mức chiều cao khiêm tốn khi trưởng thành. Từ mong muốn này, mọi người tìm đến các giải pháp cải thiện chiều cao khác nhau, trong đó có phương pháp phẫu thuật kéo dài xương.
Vì là phẫu thuật trực tiếp trên xương, nhiều người lo lắng về mức độ an toàn và khả năng tăng thêm chiều cao sau phẫu thuật. Bạn đã hiểu rõ phẫu thuật tăng chiều cao là gì? Quy trình thực hiện cũng như kết quả nhận được, những rủi ro có thể xảy ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tăng chiều cao là gì?
Phẫu thuật tăng chiều cao thực chất là phẫu thuật kéo dài chân thông qua việc cắt xương và dùng đinh cố định để kéo giãn xương từ từ. Trước đây, đinh được xuyên qua xương và lắp khung bên ngoài, do đó bạn phải mang khung ít nhất 10 tháng do tốc độ giãn xương chỉ ở khoảng 1mm/ngày.
Kỹ thuật ngày nay cho phép đinh cắm trực tiếp vào ống tủy và phần đầu xương, tốc độ kéo giãn nhanh hơn. Thời gian cắm đinh được rút ngắn chỉ còn gần 3 tháng, bạn có thể tháo đinh khi đã đạt được chiều cao mong muốn. Như vậy, bạn không cần chịu vướng víu bởi các khung cố định trong thời gian dài.
Trên thực tế, loại phẫu thuật này được chỉ định với những ca bệnh bị tật ở chân như chân thấp chân cao, chân vòng kiềng… Những năm gần đây, phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích cải thiện chiều cao, chủ yếu dành cho những người 20 - 30 tuổi vì xương đã cố định và chưa đến thời kỳ lão hóa.
Phẫu thuật tăng chiều cao thực chất là kéo dài xương chân
Quy trình phẫu thuật tăng chiều cao
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn sẽ được kiểm tra tình trạng cơ thể, tiền sử bệnh lý, sức khỏe xương, hoạt động của hormone… Các loại xét nghiệm này nhằm mục đích đảm bảo thể trạng hiện tại đủ khả năng tiến hành phẫu thuật cũng như chịu đựng thời gian phục hồi. Ngoài ra, bạn cũng được giải thích về quy trình phẫu thuật và phục hồi chức năng để chuẩn bị tâm lý vững vàng.
Các bước thực hiện phẫu thuật như sau:
- Rạch da ở phần gân bánh chè, khoan lỗ ở ống tủy sau đó đóng đinh tại vị trí này, sau đó rạch tiếp một đường ở mặt trước cẳng chân để lắp khung định vị.
- Nối hai vòng khung ở phần xương chày, vòng dưới nối 2 đinh chéo nhau ở đầu dưới xương chày, vòng trên liên kết 2 đinh chéo nhau đầu trên xương chày. Giữa hai vòng khung có thanh liên kết, khi vặn thanh này sẽ khiến vòng khung xa nhau, đồng nghĩa với việc kéo xa hai đầu xương.
- Cuối cùng, bác sĩ sẽ cắt xương (phần xương chày và xương mác).
- Một số trường hợp cần thực hiện giải nén dây thần kinh để ngăn ngừa các vấn đề về thần kinh và giúp bệnh nhân vận động toàn diện trong quá trình vật lý trị liệu.
Việc cắt xương sẽ tạo ra khoảng trống giữa các đầu xương, sau đó bạn sẽ được bổ sung canxi và thông qua cơ chế bồi đắp để lấp đầy khoảng trống. Tùy vào tình hình hấp thụ của từng cơ thể mà xương dài ra nhanh hay chậm. Phẫu thuật tương đối hoàn thành khi bạn đã đạt được chiều cao như mong muốn và xương lành lại.
Sau phẫu thuật, bạn cần liên tục theo dõi và tham gia các loại kiểm tra, vật lý trị liệu trong khoảng 6 - 8 tháng để đảm bảo chân lành hoàn toàn. Trong quá trình thăm khám sau phẫu thuật, bạn được chụp X-quang để theo dõi quá trình liền xương, cũng như tính linh hoạt của khớp.
Mức cải thiện chiều cao nhờ phẫu thuật kéo dài xương
Phẫu thuật tăng chiều cao được thực hiện ở hai vị trí, cẳng chân và bắp đùi. Ở bắp đùi, bạn có thể kéo thêm tối đa 8cm, trong khi đó ở vị trí cẳng chân, việc kéo dài xương lên tới 8 - 8,5cm. Do đó, một người thực hiện phẫu thuật ở cả 2 vị trí có khả năng tăng thêm tối đa 16,5cm.
Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ có lời khuyên chính xác và phù hợp về mức tăng an toàn. Mỗi mức cải thiện sẽ có thời gian phục hồi khác nhau, khả năng đối mặt với các rủi ro sau phẫu thuật cũng không giống nhau. Do đó, thông thường loại phẫu thuật này sẽ được ưu tiên thực hiện ở phần cẳng chân để giảm bớt các biến chứng.
Mức cải thiện tùy thể trạng sẽ có kết quả khác nhau
Chân có yếu đi sau phẫu thuật tăng chiều cao?
Kỹ thuật và công nghệ y khoa đã được cải thiện đáng kể trong vài thập kỷ qua, giúp thủ thuật kéo dài xương trở nên an toàn hơn. Tuy nhiên, các bộ phận khác như dây chằng, dây thần kinh, mạch máu, gân, da, cơ… cũng bị tác động ít nhiều với tỷ lệ phức tạp cao.
Thời gian đầu sau phẫu thuật, chân bạn sẽ yếu hẳn đi vì xương khớp cũng như các bộ phận liên quan chưa kịp thích nghi với tình trạng mới. Việc không thể đi lại hay chạy nhảy như trước đây là điều khó tránh khỏi. Bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý về những hạn chế trong hoạt động thường ngày chắc chắn sẽ xảy ra.
Đó là lý do bác sĩ khuyên bệnh nhân nên tuân thủ quy định sau phẫu thuật, kiên nhẫn tập luyện để phục hồi hoàn toàn. Mức độ và thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào khả năng chịu đựng cũng như thể trạng của từng người. Mọi sự vận động trong thời gian này cần hết sức cẩn thận để hạn chế đối mặt với các nguy cơ rủi ro.
Bệnh nhân cần vài tháng tham gia phục hồi chức năng hằng ngày để xây dựng lại khả năng vận động. Quá trình này tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, từ chấn thương dây thần kinh và cục máu đông đến khả năng xương không hợp nhất trở lại với nhau.
Biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật
Đây là nỗi lo lớn nhất của những người đang có ý định áp dụng phương pháp tăng chiều cao bằng phẫu thuật. Nhìn chung, khi bạn kéo dài xương, các cơ, gân, mạch máu cũng bị kéo giãn. Cùng với đó, bạn sẽ phải tiêm thêm thuốc giảm đau, kháng sinh, các loại thuốc chống nhiễm trùng, phù nề… trong thời gian dài.
Những loại thuốc này khi đi vào cơ thể ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe chung, có thể xảy ra ngay tức thì hoặc lâu dài. Biến chứng xảy ra tùy vào sức đề kháng và thể trạng từng người, có người phải đối mặt, có người lại không.
Thời gian đầu sau phẫu thuật bạn sẽ bị hạn chế vận động
Một số rủi ro có thể gặp phải sau khi phẫu thuật tăng chiều cao như sau:
- Biến dạng khớp, trật khớp do việc kéo căng khớp diễn ra trong thời gian quá dài mà bạn chưa có cách tập luyện phù hợp.
- Các vết cắm đinh xảy ra nhiễm trùng, điều này có thể do phương pháp sát trùng hoặc liều lượng thuốc chống nhiễm trùng chưa hợp lý.
- Gãy xương do xương khớp còn yếu nhưng bị va đập do vận động mạnh.
- Dị ứng thuốc: Đây là rủi ro dễ gặp phải nhất do lượng thuốc nạp vào cơ thể sau phẫu thuật khá nhiều, một số cơ thể có khả năng phản ứng tiêu cực với kháng sinh. Dị ứng thuốc cần được phát hiện kịp thời để tránh kéo theo các bệnh nguy hiểm.
- Lệch trục xương do vận động quá sớm hoặc sai cách, thường là lệch cẳng chân, lệch xương đùi... Lúc này, chân bạn sẽ không còn thẳng như lúc đầu, cần chú ý để sớm có biện pháp xử lý.
- Một số trường hợp hiếm hoi xương có thể không lành hoàn toàn và phải phẫu thuật ghép xương. Dây thần kinh trở nên quá căng, đôi khi cần phải phẫu thuật để giải nén dây thần kinh. Hay cơ và gân bị căng, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật kéo dài gân.
- Một khi mức tăng chiều cao ngoài khả năng chịu đựng của bản thân sẽ dẫn đến tình trạng tê liệt chân do mạch máu và các dây thần kinh không thể phục hồi. Thậm chí trường hợp nặng có thể khiến bạn mất khả năng đi lại.
Không có tài liệu chính thức nào khẳng định phẫu thuật tăng chiều cao chắc chắn sẽ gây ra biến chứng. Tuy nhiên, quy trình phẫu thuật phức tạp, cùng với thời gian phục hồi kéo dài tất nhiên sẽ có những rủi ro có thể gặp phải và cần được giải quyết bằng một cuộc phẫu thuật khác.
Có nên phẫu thuật tăng chiều cao?
Nhìn chung, việc phẫu thuật tăng chiều cao được khuyên áp dụng cho những đối tượng muốn cải thiện chiều cao nhưng không còn khả năng phát triển tự nhiên. Nếu bạn đang có ý định thực hiện phẫu thuật, cần cân nhắc các vấn đề sau:
- Chi phí không nhỏ, cần chuẩn bị sẵn tài chính về các khoản trước, trong và sau phẫu thuật như xét nghiệm, phẫu thuật, thuốc, vật lý trị liệu…
- Thời gian phục hồi lâu nên bạn cần chuẩn bị về mặt thời gian và khả năng chịu đựng. Sự kiên nhẫn sẽ giúp bạn tuân thủ quy định phẫu thuật, chắc chắn về khả năng phục hồi.
- Phẫu thuật diễn ra ở xương, kéo theo các nỗi đau về mặt thể xác lẫn tinh thần, do đó bạn cần chuẩn bị tâm lý vững vàng.
- Vận động bị hạn chế trong một thời gian nhất định, đặc biệt bạn phải nằm bất động trên giường trong thời gian đầu.
- Ăn uống không ngon miệng, rối loạn giấc ngủ, sụt cân… là những biểu hiện có thể xảy ra do các cơn đau sau phẫu thuật.
- Phẫu thuật sẽ để lại sẹo, đây là nỗi lo của các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có các cách làm mờ sẹo hoặc khắc phục sẹo.
Cần tuân thủ quy trình phục hồi để ngăn ngừa biến chứng gây tê đau chân
Hành trình phát triển chiều cao kéo dài 18 - 20 năm đầu tiên của cuộc đời. Khi không còn khả năng tăng chiều cao tự nhiên, nhiều người nghĩ đến giải pháp can thiệp phẫu thuật tăng chiều cao bằng cách kéo dài xương chân.
Để chắc chắn bạn còn khả năng cao thêm không, hãy kiểm tra qua phim chụp X-Quang, nếu phần sụn tăng trưởng còn mở/hoạt động, bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp tự nhiên. Một trong những bí quyết đẩy nhanh tốc độ tăng chiều cao chính là sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) cung cấp nhóm dưỡng chất quan trọng cho xương.
DOCTOR TALLER - TPBVSK TĂNG CHIỀU CAO CỦA MỸDoctor Taller cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu tham gia vào quá trình phát triển chiều cao. Sản phẩm chứa các Vitamin quan trọng bao gồm Vitamin D3, B1, B6 và K2 cùng khoáng chất Canxi và Kẽm. Doctor Taller cũng cung cấp các axit amin dạng L- bao gồm L-Arginine, L-Ornithine và L-Lysine, nhằm tăng cường khả năng hấp thụ của cơ thể. Hỗn hợp axit amin hỗ trợ tuyến yên điều chỉnh sự phát triển của xương để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chiều cao. Ngoài ra, sự kết hợp của các loại thảo dược quý (Phục Linh, Đỗ Trọng, Xuyên Khung, Ngọc Trúc, Ích Mẫu) mang đến tác dụng cải thiện sức khỏe, giải quyết tình trạng căng thẳng, nâng cao sức đề kháng. Doctor Taller sở hữu chứng nhận từ FDA Hoa Kỳ, cGMP, HACCP cũng như được cơ quan nhà nước tại Việt Nam kiểm định.
Hướng dẫn sử dụng: Doctor Taller dạng viên nang, dành cho trẻ em (8+) và thanh thiếu niên:
Doctor Taller Kids dạng viên nhai, vị nho, dành cho nhóm đối tượng từ 2 - 8 tuổi:
Lưu ý: Sử dụng đều đặn hằng ngày, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vận động hợp lý và ngủ đủ giấc, đúng giờ để bứt phá chiều cao hiệu quả. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |