Tập yoga có giúp tăng chiều cao không?
Tập yoga có giúp tăng chiều cao không? Hướng dẫn cácbài tập yoga hiệu quả và tốt nhất để phát triển vóc dáng cơ thể.
Lắng đọng, thư giãn tâm trí, thấu hiểu bản thân, chữa lành tâm hồn là một trong vô số những lợi ích các bạn sẽ nhận được khi kết thân với bộ môn yoga. Bên cạnh đó, tập luyện yoga còn giúp cơ thể bạn giãn cơ nhanh chóng, hiệu quả, giúp phát triển chiều cao hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Doctor Taller đi tìm hiểu về các bài tập yoga giúp tăng chiều cao nhé!
Tại sao tập yoga lại giúp tăng chiều cao?
Có thể bạn đã biết, yoga là một phương pháp luyện tập hình thành từ lâu đời tại Ấn Độ. Các bài tập đòi hỏi tính kiên nhẫn, cường độ tập trung cao, giữa sự kết hợp tinh thần và thể xác. Yoga mang lại cho bạn một cơ thể dẻo dai, săn chắc, một tinh thần minh mẫn, sáng suốt.
Yoga - môn bộ có nguồn gốc hình thành và phát triển tại Ấn Độ từ 5000 năm trước.
Song song với các lợi ích ở trên, yoga còn được biết đến là một trong những phương pháp hỗ trợ cải thiện dáng vóc chuẩn, sở hữu chiều cao lý tưởng. Các động tác yoga có khả năng kéo giãn các khớp xương, kích thích khả năng sản sinh và hoạt động của các hormone tăng trưởng HGH. Đây là hormone nội tiết tố có tác dụng kéo dài xương ở hai đầu mô sụn.
Yoga có những bài tập thư giãn, hít thở sâu, hỗ trợ quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi. Những bài tập kéo giãn, căng cơ, giúp phần bả vai, cột sống, các khớp xương và đĩa đệm được giải phóng, thư giãn tối đa. Nhờ đó, kích thích quá trình sụn sản sinh và hình thành, các tế bào xương thêm chắc khỏe, tăng sự đàn hồi, dẻo dai hơn.
Ngoài những bài tập vật lý, kết hợp các chi trên cơ thể, yoga còn giúp bạn ổn định hệ hô hấp, thần kinh, giải tỏa mọi mệt mỏi và căng thẳng. Với các bài tập hít sâu, thả lỏng, thiền định, giúp cơ thể giải phóng hoàn toàn trọng lực đến ép lên các chi, giúp chiều cao tăng trưởng hết tiềm năng vốn có.
Xem thêm: 10 bài tập tăng chiều cao vào buổi sáng
Tập yoga tăng chiều cao năm bao nhiêu tuổi?
Yoga là một trong những bộ môn được nhiều trường học áp dụng vào các tiết luyện tập thể chất cho học sinh, sinh viên. Chính vì vậy, không có một giới hạn nào quy định độ tuổi luyện tập yoga nhất định. Tuy nhiên, với mục tiêu tăng chiều cao, kéo dài xương bạn nên luyện tập yoga càng sớm càng tốt, nhất là trong giai đoạn dậy thì dưới 20 tuổi. Sau độ tuổi 20, hầu như các đầu sụn đã bước vào quá trình cốt hoá xương, thế nên rất khó để kéo giãn và tăng chiều cao như mong muốn.
Theo nhiều nghiên cứu, trẻ em khi luyện tập yoga sẽ mang lại nhiều lợi ích từ sức khoẻ đến tinh thần và cảm xúc. Một số lợi ích có thể liệt kê khi trẻ kết thân với bộ môn này từ bé:
-
Tăng cường khả năng hô hấp, tiêu hoá, hấp thụ tốt các dưỡng chất dinh dưỡng.
-
Hạn chế mắc các bệnh vặt, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể.
-
Giải tỏa áp lực, căng thẳng trong học tập, cuộc sống.
-
Cải thiện tư thế, vóc dáng thon gọn, săn chắc, đạt chiều cao lý tưởng.
-
Điều chỉnh tâm lý, cảm xúc, rèn luyện cho bé tính kỷ luật, tự giác, biết lắng nghe…
Tập yoga tăng chiều cao bao nhiêu cm?
Tập luyện yoga giúp cải thiện chiều cao, đặc biệt trong độ tuổi dậy thì là điều bạn không thể chối cãi. Tuy nhiên rất khó để tổng kết và thống kê số đo chiều cao tăng lên mỗi năm nhờ tập luyện yoga. Bởi tùy theo thể trạng, cân nặng, giới tính, chế độ dinh dưỡng, luyện tập và sinh hoạt mà chiều cao tăng thêm của mỗi người lại có sự khác biệt.
Động tác yoga giúp kéo căng các chi hỗ trợ lưu thông máu, tạo điều kiện tăng trưởng tốt cho xương.
Bạn nên nắm bắt cơ hội vàng để tăng trưởng chiều cao nhờ yoga trong giai đoạn dậy thì. Bỏ lỡ giai đoạn này, khi trưởng thành, việc luyện tập yoga chỉ mang lại các công dụng tốt cho sức khoẻ, không còn khả năng kéo giãn chiều cao như trước.
Các động tác tập yoga tăng chiều cao hiệu quả
Để tối ưu hiệu quả và tiết kiệm thời gian tìm kiếm, hôm nay Doctortaller sẽ gợi ý cho bạn một vài động tác yoga giãn cơ, hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả như sau:
Bài tập tư thế chào mặt trời
Bài tập này được luyện tập chủ yếu là vào thời gian sáng sớm thế nên còn được gọi tên là những tư thế chào mặt trời. Đây đều là những động tác yoga cơ bản, có kích cho việc tuần hoàn máu, ổn định hơi thở, tăng cường sức bền và kéo dài xương khớp hiệu quả.
Cách thực hiện:
-
Động tác 1: Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai và chắp hai tay trước ngực.
-
Động tác 2: Đưa hai cánh tay vòng ra sau đầu và ngửa người ra sau hết mức có thể.
-
Động tác 3: Cúi gập người, phần đùi và cẳng chân duy trì tư thế thẳng đứng, hai tay ôm phần cổ chân.
-
Động tác 4: Bước chân phải lên phía trước, hai tay lần lượt chống thẳng xuống đất, sau đó hạ phần đầu gối sao cho vuông góc với mặt phẳng.
-
Động tác 5: Đưa hai chân về phía sau, hai tay chống phía trước, duy trì tư thế căng người, thẳng chân.
-
Động tác 6: Tập hai khuỷu tay và từ từ hạ trọng lực cơ thể xuống sao cho phần trán, mũi và ngực chạm thảm tập. Hai tay chống, gót chân nhón lên duy trì độ tăng thẳng cho cơ thể.
-
Động tác 7: Hạ phần chân và hông xuống thảm tập, hai tay chống, phần thân trên rướn cao, mắt hướng nhìn về phía trước.
-
Động tác 8: Đưa phần hông nhô lên cao, tạo thành hình chữ V ngược, phần đầu, cánh tay, chân xuôi thẳng.
-
Động tác 9: Thực hiện lại như động tác 4 nhưng đổi sang chân trái.
-
Động tác 10: Thực hiện lại động tác số 3 .
-
Động tác 11: Thực hiện lại động tác số 2.
-
Động tác 12: Thực hiện lại động tác số 1.
Chuỗi các tư thế chuẩn cho bài tập yoga chào mặt trời.
Bài tập tư thế cái cây
Đây là một trong những động tác đòi hỏi sự tập trung, tinh thần ổn định và cân bằng. Bài tập này cũng được đánh giá giúp kéo giãn tốt phần xương cẳng chân, đùi, cột sống, tăng sức mạnh cho phần cơ bắp.
Cách thực hiện:
-
Động tác 1: Đứng thẳng lưng, chân chụm vào nhau, phân vai mở rộng, thư giãn. Hai bàn tay đặt lên phần hông.
-
Động tác 2: Dồn trọng lực cơ thể lên chân trái, chân phải gập cong lại, bàn chân phải sẽ đặt lên phần đùi của chân trái. Với những bạn mới bắt đầu luyện tập có thể đặt chân tại những điểm thấp hơn để làm quen dần, sau đó nâng cao đặt bàn chân đúng vị trí.
-
Động tác 3: Lòng bàn tay úp vào nhau, đặt tại vị trí trước ngực. Khi hít vào, bạn sẽ dang rộng vòng tay qua vai, chụm hai bàn tay úp vào với nhau.
-
Động tác 4: Duy trì tư thế như trên trong khoảng từ 20 - 60 giây.
-
Bước 5: Hạ thấp chân phải và đổi vị trí cho chân trái.
Bài tập tư thế gập người về phía trước
Gập nửa thân trên về phía trước sẽ giúp cho các đốt sống, đĩa đệm tại cột sống được kéo giãn hết cỡ. Đồng thời động tác này còn giúp cho máu lưu thông thuận lợi đến não và các chi.
Cách thực hiện:
-
Động tác 1: Đứng thẳng người, hai chân và lưng trên một đường thẳng.
-
Động tác 2: Hít sâu, từ từ đưa hai tay lên cao.
-
Động tác 3: Thở ra và từ từ cúi người xuống sao cho mặt chạm với đầu gối, hai tay chống thẳng.
-
Động tác 4: Hít vào và trở về với tư thế chuẩn bị như trước.
Bài tập tư thế tam giác
Ở bài tập này phần cột sống sẽ được kéo giãn, phần đùi và hông mở rộng. Bạn nên duy trì tập luyện động tác này vào các buổi sáng và tối trong khoảng 30 phút/ngày để nhanh chóng đạt chiều cao như ý.
Tư thế tam giác trong yoga với các động tác duỗi thẳng phần vai, lưng, cánh tay và chân.
Cách thực hiện:
-
Động tác 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, thả lỏng phần bả vai.
-
Động tác 2: Hít vào, từ từ nghiêng người sang bên trái, tay trái chạm vào chân trái sao cho ngang bằng với phần vai.
-
Động tác 3: Tay phải giơ lên cao, mắt hướng theo tay, căng người và giữ tư thế này trong vòng từ 40 - 60 giây.
-
Động tác 4: Trở về với tư thế chuẩn bị và lặp lại các động tác trên từ 3 - 6 lần.
Bài tập tư thế đứng trên vai
Với tư thế này sẽ giúp phần bả vai, lưng và cột sống được giải tỏa trọng lực, giảm đau, thư giãn. Đồng thời, bài tập này còn hỗ trợ máu đến tuyến giáp nhiều hơn, kích thích hormone tăng trưởng sản sinh, kéo giãn cột sống giúp cải thiện chiều dài xương.
Cách thực hiện:
-
Động tác 1: Nằm thẳng lưng trên thảm tập, hai cánh tay áp sát vào người.
-
Động tác 2: Từ từ nâng phần mông và lưng lên cao, dùng hai cánh tay là điểm tựa, hai tay để sau lưng và duy trì tư thế này trong vòng từ 20 - 40 giây.
-
Động tác 3: Hạ chân xuống dần về lại tư thế chuẩn bị. Hít thở sâu từ 3 - 5 giây sau đó tiếp tục thực hiện lại động tác khoảng 3 - 5 lần.
Bài tập tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang là một trong số những bài tập giúp kéo giãn cơ, xương hiệu quả nhất. Bài tập này hỗ trợ tăng cường khả năng dẻo dai, linh hoạt của các khớp xương, điều hoà hơi thở ổn định. Bạn có thể áp dụng bài tập này duy trì vào các buổi sáng hoặc tối với khoảng thời gian từ 30 - 60 giây và thực hiện từ 3 - 5 lần.
Cách thực hiện:
-
Động tác 1: Thực hiện nằm úp mặt xuống sàn, kéo đôi chân thẳng sao cho phần mũi bàn chân chạm vào sàn, hai tay thả lỏng hai bên hông.
-
Động tác 2: Sau đó, đặt bàn tay trên thảm tập, ngang với phần ngực, hạ phần đùi và hông đi xuống. Sử dụng bàn tay làm điểm tựa chính, nâng dần phần thân trên hướng lên trên.
-
Động tác 3: Tiếp tục nâng cơ thể hướng lên phía trước cho đến khi bạn cảm thân phần thân trên được kéo giãn hết mức, nhưng vẫn có độ thoải mái. Tiếp tục kéo phần vai ngược về sau, giữ cho phần hông siết chặt trong khi thực hiện động tác này.
-
Động tác 4: Giữ tư thế trên trong khoảng từ 30 - 60 giây, thả lỏng người thư giãn và lặp lại động tác này từ 3 - 5 lần.
Bài tập tư thế bánh xe
Đây là động tác yoga với việc uốn cong phần lưng như hình bánh xe hoặc cánh cung hướng lên trên. Để thực hiện tư thế này đối với các bạn mới luyện tập khá khó khăn khi bẻ cong người và duy trì tư thế chuẩn.
Bài tập này sẽ kéo giãn cột sống, phần đùi, cẳng chân, hai tay và siết chặt phần bụng. Theo các chuyên gia, bài tập này giúp giảm đau lưng, điều trị loãng xương, giảm mệt mỏi, hen suyễn, vô sinh khá hiệu quả.
Bài tập bánh xe giúp kéo giãn các cơ, siết chặt phần bụng, duy trì độ thăng bằng nhất định.
Cách thực hiện:
-
Động tác 1: Nằm ngửa người trên thảm tập, gấp phần đầu gối sao cho lòng bàn chân nằm trên sàn nhà và gần với phần mông, hai chân mở rộng ngang hông.
-
Động tác 2: Đặt hai tay vòng ra phía sau của bả vai, các ngón tay mở rộng.
-
Động tác 3: Điều chỉnh cả cơ thể từ từ nâng người lên dần với điểm tựa chống hai tay, cong dần khuỷu tay và các ngón tay.
-
Động tác 4: Duy trì hơi thở ổn định, từ từ hít thở sâu. Giữ tư thế này trong vòng từ 40 - 60 giây.
-
Động tác 5: Sau đó nhẹ nhàng hạ phần lưng xuống, nằm ở tư thế thả lỏng toàn thân vài phút trước khi kết thúc động tác.
Bài tập tư thế chó ba chân
Đây là một trong những động tác đảo ngược phổ biến trong yoga, nó là động tác biến thể của bài tập chó úp mặt. Tư thế này giúp kéo giãn cơ khớp, thúc đẩy máu lưu thông, hỗ trợ tiêu mỡ vòng ba nhanh chóng và hiệu quả.
Cách thực hiện:
-
Động tác 1: Cả người úp xuống dưới, chống hai tay trên thảm tập. Giữ phần lưng giữ thẳng, phần hông sẽ vuông góc với mặt sàn.
-
Động tác 2: Giữ tay ở thảm tập làm điểm tựa, từ từ nâng một chân lên theo chiều thẳng đứng.
-
Động tác 3: Phần hông giữ nguyên tư thế và duy trì trong vòng từ 20 - 30 giây.
-
Động tác 4: Lặp lại động tác này từ 4 - 5 lần, thay đổi luân phiên hai chân.
Bài tập tư thế mở rộng cánh tay
Ở bài tập này phần hông, bắp chân, eo, cơ sẽ được kéo giãn hết mức. Không chỉ có công dụng cải thiện dáng vóc mà tư thế mở rộng cánh tay còn hỗ trợ chức năng tiêu hoá, giảm bớt căng thẳng và áp lực.
-
Động tác 1: Dang rộng hai chân, phần đầu gối thẳng với mắt cá chân và bắp đùi song song với mặt thảm tập.
-
Động tác 2: Đưa hai ra và cố gắng kéo căng hết mức có thể.
-
Động tác 3: Cố gắng duy trì động tác này từ 15 - 30 giây với tay và chân sao cho các vị trí đều nằm trên 1 đường thẳng.
-
Thực hiện động tác này từ 4 - 5 lần trong mỗi buổi tập, luân phiên đổi bên.
Bài tập tư thế dựa chân vào tường
Đây là một trong những động tác dễ luyện tập, tuy nhiên bạn cần thực hiện đúng theo từng động tác. Điều này sẽ giúp thư giãn phần lưng và chân, tạo điều kiện cung cấp oxy dồi dao cho phổi.
Cách thực hiện:
-
Động tác 1: Để một chiếc gối ở gần sát tường, kế phần mông lên chiếc gối.
-
Động tác 2: Nâng cao hai chân lên tường tạo thành một đường thẳng song song. Phần mông sát tường, phần lưng, vai và cánh tay thả lỏng. Cố gắng duy trì tư thế này trong vòng từ 5 - 7 phút.
Duy trì nhịp thở ổn định trong quá trình luyện tập yoga là điều kiện rất quan trọng.
Nam có tập yoga tăng chiều cao được không?
Theo các chuyên gia, luyện tập yoga có tác động cải thiện tư thế, dáng vóc, nâng tầm chiều cao cũng vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Chính vì thế, không chỉ có nữ giới, nam giới vẫn có thể chọn lựa yoga là bộ môn hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả và an toàn.
Một lưu ý khi tập luyện yoga với mục đích tăng chiều cao, bạn nên luyện tập ở độ tuổi dậy thì từ 10 - 20 tuổi. Ở độ tuổi này, xương vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ. Các sụn ở hai đầu xương vẫn có cơ hội được kéo giãn hết mức, hormone tăng trưởng trong giai đoạn này có hàm lượng khá cao. Tuy nhiên, nếu bỏ lỡ giai đoạn vàng này, sau 20 tuổi việc luyện tập yoga chỉ có công dụng tốt cho sức khỏe, duy trì thân hình thon gọn, săn chắc, nhưng không có khả năng kéo dài xương như mong muốn.
Ngoài ra, tập luyện yoga tăng chiều cao còn quyết định bởi nhiều yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, giấc ngủ, môi trường sống...
Xem thêm: 10 bài tập tăng chiều cao trước khi ngủ
Tập luyện yoga tăng chiều cao cần lưu ý những gì?
Để tối ưu hiệu quả mà những động tác yoga đem lại cho sức khoẻ và chiều cao, bạn nên lưu ý đến những điểm sau đây, nhất là những bạn mới tập luyện:
-
Cần có sự tư vấn và chỉ dạy, chỉnh sửa từng tư thế, giúp việc luyện tập của bạn đạt kết quả tốt.
-
Trước mỗi buổi luyện tập bạn nên thực hành khởi động, làm nóng cơ thể. Trong và sau quá trình tập thực hiện các động tác thư giãn các chi, xương khớp…
-
Không nên ăn trước 2 tiếng tập luyện yoga, điều này sẽ ảnh hưởng đến hơi thở và sự linh hoạt của các cơ trong quá trình tập.
-
Luyện tập hít thở sâu đúng cách theo các hướng dẫn của huấn luận viên.
-
Lựa chọn không gian luyện tập thông thoáng, sạch sẽ và yên tĩnh.
-
Duy trì độ tập trung, tính kiên nhẫn, lắng nghe và tin tưởng huấn luận viên trong suốt quá trình luyện tập.
-
Lựa chọn những động tác, bài tập yoga thích hợp với thể trạng, sau thời gian làm quen bạn có thể từ từ nâng cao kỹ năng với những bài tập đòi hỏi chuyên môn cao.
-
Lắng nghe bản thân, luyện tập vừa sức, không nên nóng vội, hấp tấp, luyện tập quá sức khiến cơ thể mệt mỏi.
Lựa chọn không gian luyện tập yoga yên tĩnh, hoà hợp với thiên nhiên trong lành.
-
Duy trì tần suất và thời gian luyện tập đều đặn mỗi ngày trong tuần.
-
Ưu tiên lựa chọn trang phục tập thoải mái với chất liệu co giãn, thấm hút mồ hôi tốt.
-
Trong quá trình tập luyện bạn không nên uống nước quá nhiều, điều này sẽ khiến phần bụng nhô ra, gây mất sự linh hoạt khi thực hiện các động tác. Bạn chỉ nên uống từng ngụm nhỏ để tránh khát nước.
-
Trong quá trình tập luyện nếu có các triệu chứng bất thường như khó thở, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… Bạn nên dừng luyện tập để huấn luận viên hướng dẫn bạn cách điều chỉnh nhịp thở sao cho phù hợp với bản thân nhất.
Có thể nhận thấy, yoga là một trong những bộ môn mang lại vô vàn những lợi ích cho sức khoẻ của con người, đồng thời giúp điều chỉnh tư thế, cải thiện chiều cao. Để nhanh chóng chinh phục tầm vóc lý tưởng, bạn đừng quên tập luyện yoga đều đặn, kết hợp với chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt khoa học và hợp lý nhé!